Hiện tại đang có 64 bệnh nhân đang đồng thời tư vấn,11 bác sĩ đang bận, 1 bác sĩ đang chờ tin nhắn
Nấm da đầu xảy ra do sự xâm nhập và hoạt động mạnh của một số vi nấm, khiến da đầu bị tổn thương, nổi mụn nước, viêm loét, rụng tóc từng mảng,…. Việc sớm nhận biết được các dấu hiệu của bệnh nấm da đầu sẽ giúp người bệnh chủ động hơn trong việc thăm khám và điều trị, tránh được những biến chứng nguy hiểm do bệnh gây ra. Cùng tìm hiểu rõ hơn về căn bệnh này trong nội dung bài viết dưới đây.
Chat nhanh với chuyên gia da liễu để được tư vấn cụ thể hơn >>> Click vào khung chat bên dưới.
Theo bác sĩ Nguyễn Hoàng Anh – Bs CKI – chuyên khoa Da Liễu phòng khám Đa khoa Âu Á, nấm da đầu là một dạng nhiễm trùng xảy ra ở da đầu, do sự xâm nhập và tấn công của nấm Trichophyton và Microsporum vào các sợi tóc hoặc nang tóc. Hai loại nấm này thường cư trú nhiều ở vùng da đầu ẩm ướt, khi gặp điều kiện thuận lợi, nấm có thể tấn công và gây ra tình trạng viêm nhiễm.
Nguyên nhân gây bệnh nấm da đầu có thể xuất phát từ việc da đầu không được vệ sinh sạch sẽ, để tóc ướt đi ngủ, dùng chung vật dụng (lược, mũ, khăn,…) với người bị nấm da đầu, bị lây nhiễm từ thú cưng, nguồn nước ô nhiễm,….
Người bệnh có thể nhận biết bệnh nấm da đầu qua các dấu hiệu dưới đây:
Các dấu hiệu của bệnh nấm da đầu
– Xuất hiện nhiều gàu ướt: Khi bị vi nấm tấn công da đầu sẽ tiết ra bã nhờn hơn, chúng sẽ kết hợp với những tế bào chết tạo thành gàu ẩm bám trên da.
– Ngứa và nổi mụn: Ngứa dữ dội sau khi người bệnh vừa mới gội đầu xong. Bên cạnh đó da đầu sẽ nổi đầy những mụn đỏ sưng tấy, chảy dịch.
– Tóc bị rụng: Chỉ sau 20 ngày hoặc 1 tháng bị nhiễm nấm thì tóc sẽ bị rụng. Thời gian đầu tóc rụng ít nhưng càng về sau tóc rụng càng nhiều, thậm chí rụng từng mảng.
– Hói đầu: Khi tóc bị rụng quá nhiều cùng với việc da đầu bị tổn thương khiến tóc khó mọc, tình trạng này diễn ra trong thời gian dài sẽ khiến người bệnh có nguy cơ bị hói.
Mặc dù nấm da đầu không gây nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng nhưng nếu để bệnh kéo dài người bệnh sẽ có nguy cơ đối mặt với những tác hại vô cùng nguy hiểm như:
Ảnh hưởng tâm lý: Các mảng vảy gàu bong tróc nhiều cộng với mụn nước trên vùng da bị nấm bị vỡ ra, lở loét sẽ gây ra mùi hôi khó chịu. Điều này khiến người bệnh e ngại, thiếu tự tin trong giao tiếp, lâu dần có thể dẫn đến trầm cảm.
Viêm da đầu: Cảm giác ngứa ngáy do nấm gây ra khiến người bệnh chỉ muốn cào gãi liên tục. Điều này có thể gây trầy xước, chảy máu khiến da đầu bị tổn thương nghiêm trọng. Các vết tổn thương trên da đầu nếu không được xử lý nhanh sẽ tạo điều kiện để vi khuẩn xâm nhập, gây viêm nhiễm, nhiễm trùng.
Tác hại nguy hiểm của bệnh nấm da đầu
Lây nhiễm cho người thân: Các vi nấm có thể tấn công sang cho người thân và những người tiếp xúc gần thông qua việc sử dụng chung đồ dùng sinh hoạt (gối, khăn, lược, mũ,…). Điều này làm ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý của những người xung quanh.
Nguy hại đến sức khỏe, tính mạng: Trường hợp bị nhiễm nấm nặng hoặc bệnh nhân suy giảm miễn dịch, nấm có thể xâm nhập sâu, dẫn đến hậu quả là bị nhiễm nấm huyết hoặc nội tạng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, thậm chí là đe dọa trực tiếp đến tính mạng.
Theo các chuyên gia da liễu, nấm da đầu không khó điều trị tuy nhiên trên thực tế bệnh nhân thường gặp phải tình trạng bệnh kéo dài, thậm chí là tái phát nhiều lần. Nguyên nhân có thể là do áp dụng sai cách điều trị, cộng với việc không chủ động thăm khám sớm ở giai đoạn đầu. Do vậy, khi thấy xuất hiện các dấu hiệu của nấm da đầu người bệnh nên chủ động đến cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Hiện nay, Phòng khám Da Liễu Âu Á đã và đang hỗ trợ điều trị thành công bệnh nấm da đầu bằng các phương pháp tiên tiến như:
Các phương pháp điều trị nấm da đầu hiệu quả
Điều trị nội khoa:
Đối với trường hợp bị nấm da đầu ở mức độ nhẹ sẽ được kê đơn thuốc, thuốc có thể ở dạng thuốc uống kết hợp với thuốc bôi. Thuốc có tác dụng khám viêm, diệt nấm, ngăn chặn sự phát triển lây lan của nấm. Đồng thời kích thích nâng cao miễn dịch, hạn chế nguy cơ bệnh tái phát trở lại.
Xông hơi kết hợp chiếu đèn quang học:
Sử dụng các thảo dược quý hiếm để xông hơi, giúp tinh chất thẩm thấu vào nang tóc, loại bỏ vi nấm. Kết hợp với chiếu ánh sáng quang học để kích thích tăng khả năng chống lại vi khuẩn, ngăn ngừa nguy cơ tái nhiễm nấm. Đặc biệt, phương pháp này còn kích thích tóc mọc nhanh, chắc khỏe và mềm mượt hơn.
Công nghệ chiếu laser vi điểm:
Đây là công nghệ hiện đại nhất hiện nay, điều trị nấm da đầu bằng việc bào chế thuốc kết hợp với công nghệ laser vi điểm, định vị chính xác, đưa thuốc len lỏi vào bên trong để diệt nấm nhanh chóng, làm lành tổn thương mà không ảnh hưởng đến da đầu.
Ưu điểm:
Thời gian điều trị ngắn từ 20 – 30 phút, không cần nằm viện.
Tia laser khoanh vùng, định vị chính xác, tiêu diệt vi nấm, tái tạo tế bào mới.
Hiệu quả thành công lên đến 98%, ngăn ngừa tái phát.
Sau khi điều trị bệnh nấm da đầu, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau để hạn chế nguy cơ bệnh tái phát trở lại:
++ Loại bỏ các vật dụng cá nhân như mũ, khăn, áo gối, lược,… hoặc khử trùng bằng nước sôi để loại bỏ nấm.
++ Không nên sử dụng chung đồ dùng cá nhân với người khác, kể cả những người thân trong gia đình.
++ Sử dụng dầu gội chuyên dụng có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, sấy khô tóc sau khi gội đầu xong.
++ Giữ cho da đầu, tóc luôn khô thoáng sạch sẽ, hạn chế quấn khăn hay trùm đầu kín.
++ Bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể để nâng cao sức đề kháng, tăng cường hệ miễn dịch, phòng tránh các nguy cơ gây bệnh.
Phòng Khám Da Liễu Âu Á ở 425 Nguyễn Văn Luông, Phường 12, Quận 6, Tp. Hồ Chí Minh hiện được nhiều người đánh giá là một trong những địa chỉ khám chữa bệnh nấm da đầu uy tín. Mỗi ngày phòng khám tư vấn, điều trị bệnh cho rất nhiều bệnh nhân bị nấm da đầu và nhận được những phản hồi tích cực. Có được điều này là nhờ đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn chất lượng về trình độ y bác sĩ, phương pháp chữa trị, trang thiết bị y tế, chất lượng dịch vụ, chi phí điều trị,….
Phòng Khám Da Liễu Âu Á làm việc cả những ngày trong tuần, kể cả ngày lễ tết. Bệnh nhân có thể đặt lịch hẹn khám qua số Hotline: (028) 7308 8189 hoặc KHUNG CHAT bên dưới để được hỗ trợ nhanh.
* Lưu ý: hiệu quả của việc hỗ trợ điều trị còn tùy thuộc vào cơ địa mỗi người.