Hiện tại đang có 64 bệnh nhân đang đồng thời tư vấn,11 bác sĩ đang bận, 1 bác sĩ đang chờ tin nhắn
Ghẻ ngứa là căn bệnh phổ biến không chỉ ở Việt Nam mà trên toàn thế giới và có thể bắt gặp ở bất cứ đối tượng nào do loài mạt ngứa có tên là Sarcoptes scabiei ký sinh trên da gây ra.
Đây là loại ký sinh trùng có kích thước rất nhỏ, không thể quan sát bằng mắt thường nên chúng dễ dàng xâm nhập vào các lớp biểu bì da và cư trú, đẻ trứng dưới da.
Chúng tôi sẽ mách cho bạn đọc cách chữa bệnh ghẻ ngứa chỉ với 2 phương pháp đơn giản dưới đây.
Để tiết kiệm thời gian, bạn cũng có thể nhấp vào khung chat bên dưới để được tư vấn trực tiếp.
Những triệu chứng như ngứa, phát ban, bong tróc da khi bị bệnh ghẻ rất dễ nhầm lẫn với các bệnh ngoài da khác. Vì vậy, để biết chính xác mình có bị bệnh ghẻ hay không thì người bệnh nên nhanh chóng đến cơ chuyên khoa để được kiểm tra, thăm khám.
Chẩn đoán lâm sàng: Bác sĩ sẽ dùng kim cạo lấy một miếng da nhỏ tại vị trí nghi ngờ mắc bệnh và quan sát dưới kính hiển vi để tìm ra con cái ghẻ, trứng hoặc chất thải của chúng có tồn tại trong da người bệnh hay không.
Xét nghiệm bôi mực: Tiến hành bôi mực lên vùng da bị ngứa sau đó dùng băng gạc tẩm cồn lau vết mực đi. Nếu có ổ mạt ngứa, mực sẽ đọng lại trên da và hiện ra theo đường hang của con mạt dưới da.
Phương pháp loại trừ: Có rất nhiều bệnh ngoài da có thể nhầm lẫn với bệnh ghẻ như chốc lở, chàm, viêm nang lông, vảy nến,… Trước khi kết luận người bệnh có bị ghẻ hay không, bác sĩ sẽ dùng phương pháp kiểm tra để loại trừ nguy cơ người bệnh có thể mắc các bệnh lý vừa kể trên.
Để tìm ra phương pháp điều trị bệnh ghẻ ngứa phù hợp cho mình, hãy nhấp vào khung chat bên dưới để được tư vấn miễn phí.
Hiện nay, đối với bệnh ghẻ ngứa, các bác sĩ chuyên khoa tai Phòng Khám Da Liễu Âu Á đã ứng dụng thành công phác đồ điều trị kết hợp hai phương pháp Đông - Tây y mang lại hiệu quả cao.
Điều trị bệnh ghẻ ngứa bằng Tây y: Cái ghẻ thường kí sinh và đẻ trứng trong những hang mà chúng đào dưới da. Vì vậy, để tiêu diệt cái ghẻ, người bệnh sẽ được chỉ định một số loại thuốc bôi ngoài da có tác dụng giảm ngứa, làm chết cái ghẻ, loại bỏ trứng ghẻ và hạn chế bệnh tái phát. Ngoài ra, người bệnh cũng được kê thêm các loại kem bôi chống sẹo để đảm bảo thẩm mỹ sau khi điều trị.
Phòng Khám Da Liễu Âu Á đã ứng dụng thành công phác đồ điều trị kết hợp hai phương pháp Đông - Tây y
Điều trị bệnh ghẻ ngứa bằng Đông y: Áp dụng những bài thuốc dân gian và kinh nghiệm điều trị bệnh ngoài da từ cha ông ta, các bác sĩ tại đây đã nghiên cứu và ứng dụng thành công những loại thảo dược quý hiếm bào chế ra bài thuốc điều trị bệnh ghẻ ngoài da và cả bên trong, hỗ trợ tăng sức đề kháng và cải thiện hệ miễn dịch, làm sạch da, loại bỏ ký sinh trùng trên da.
Để điều trị hiệu quả bệnh ghẻ ngứa, ngoài phương pháp điều trị, người bệnh cũng nên tìm hiểu kĩ càng và lựa chọn địa chỉ thăm khám uy tín, chất lượng, khám đúng người, đúng bệnh.
Để tìm hiểu thêm về quy trình khám và điều trị bệnh ghẻ ngứa tại Da Liễu Âu Á, bạn đọc có thể nhấp vào khung chat bên dưới.
Bệnh ghẻ hoàn toàn có thể điều trị hiệu quả và không có nguy cơ tái phát nếu người bệnh tuân thủ nghiêm túc những nguyên tắc nghiêm ngặt mà bác sĩ đưa ra:
Cái ghẻ có thể sống trong 30 ngày và mỗi ngày đẻ được 3 – 4 trứng gây ra những triệu chứng như ngứa, xuất hiện mụn nước, những vết loét trên da,… Ngay khi nhận thấy có những dấu hiệu của bệnh ghẻ, cần điều trị càng sớm càng tốt.
Trong quá trình điều trị, người bệnh nên chú ý giặt riêng quần áo, khăn tắm, chăn gối,… Tốt nhất nên luộc với nước sôi 100 độ C để làm chết trứng ghẻ, phơi trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời.
Những người chung sống hoặc có tiếp xúc với người bị bệnh ghẻ nên khám và điều trị để tránh khả năng lây lan và bùng phát bệnh.
Hạn chế cào, gãi, chà sát quá mạnh vào vùng da bị bệnh sẽ khiến các tổn thương bị loét, tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công gây viêm nhiễm da.
Bôi thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ, đặc biệt là vào buổi tối để thuốc phát huy tác dụng tối đa.
Những câu hỏi thường gặp về bệnh ghẻ:
Cái ghẻ có thể sống trong bao lâu?
Trên cơ thể người, cái ghẻ có thể sống trong 1-2 tháng, sau khi giao phối, ghẻ đực sẽ chết và ghẻ cái bắt đầu đẻ trứng trong các hang đã đào dưới biểu bì da gây ra hiện tượng ngứa. Cái ghẻ sẽ chết nếu tiếp xúc với nhiệt độ 50 độ C trong 10 phút.
Ai nên được điều trị ghẻ?
Bất cứ ai được chẩn đoán mắc bệnh ghẻ, cũng như những người tiếp xúc da với da với người bị nhiễm ghẻ, nên được thăm khám và điều trị. Điều trị được khuyến cáo cho các thành viên của cùng một hộ gia đình với người bị bệnh ghẻ cùng một lúc để ngăn ngừa tái nhiễm.
Bệnh ghẻ có thể lây lan bằng cách bơi trong hồ bơi công cộng không?
Bệnh ghẻ lây lan do tiếp xúc da kề da kéo dài với người bị ghẻ. Bệnh ghẻ đôi khi cũng có thể lây lan khi tiếp xúc với các đồ vật như quần áo, khăn trải giường hoặc khăn tắm đã được một người bị ghẻ sử dụng, nhưng sự lây lan như vậy là không phổ biến trừ khi người bị nhiễm bệnh ghẻ vảy.
Với 2 phương pháp đơn giản mà chúng tôi đã giới thiệu tới bạn đọc trên đây, hy vọng có thể giúp bạn sớm lấy lại sức khỏe, loại bỏ những phiền toái mà bệnh ghẻ đã gây ra cho bạn. Nếu cần tư vấn hay giải đáp bất cứ thắc mắc gì, hãy nhấp vào khung chat bên dưới để sớm nhận được câu trả lời.
* Lưu ý: hiệu quả của việc hỗ trợ điều trị còn tùy thuộc vào cơ địa mỗi người.