Hiện tại đang có 64 bệnh nhân đang đồng thời tư vấn,11 bác sĩ đang bận, 1 bác sĩ đang chờ tin nhắn
Rụng tóc nhiều đang là vấn đề mà rất nhiều người gặp phải, kể cả nam và nữ. Tóc rụng nhiều bất thường có thể dẫn tới hói đầu, gây mất thẩm mỹ của khuôn mặt vì thế khiến mọi người rất lo lắng. Sau đây, hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân tóc bị rụng nhiều và hướng điều trị hiệu quả nhé.
Không có thời gian theo dõi bài viết? Hãy để chuyên gia của chúng tôi tư vấn trực tiếp cho bạn.
Tóc rụng nhiều không chỉ ảnh hưởng đến vẻ đẹp thẩm mỹ bên ngoài khiến người bệnh mặc cảm, tự ti mà còn là dấu hiệu của những bệnh lý nguy hiểm.
Tóc rụng nhiều ảnh hưởng rất nhiều đến vẻ đẹp thẩm mỹ bên ngoài
Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau có thể gây rụng tóc, do cả sinh lý và bệnh lý nên chúng ta cần lưu ý để đảm bảo sức khỏe cho cả mái tóc và cơ thể, cụ thể như:
Tóc rụng nhiều do sinh lý
Stress:
Thường xuyên căng thẳng, mệt mỏi sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến hệ thần kinh và hệ miễn dịch dẫn đến rối loạn và làm sản sinh ra telogen effluvium – một chất gây rụng tóc, ảnh hưởng đến chu kỳ mọc và rụng của tóc.
Thiếu máu:
Những người mắc bệnh thiếu máu, người vừa trải qua phẫu thuật, bà bầu mới sinh,… đều khiến tóc rụng cho máu là nguồn nuôi dưỡng chính cho tóc.
Tóc rụng nhiều là do bệnh gì?
Rụng tóc do thuốc:
Các loại thuốc kháng đông máu, thuốc trị mụn trứng cá retinoid, thuốc truyền vào cơ thể qua quá trình hoá trị hoặc xạ trị điều trị ung thư… cũng khiến tóc rụng không kiểm soát cho đến rụng toàn bộ
Sử dụng hoá chất làm đẹp:
Các loại hoá chất được sử dụng trong quá trình ép, uốn, nhuộm… ảnh hưởng tiêu cực đến tóc và da đầu, khiến tóc khô xơ, dễ rụng.
Tóc rụng nhiều là do bệnh gì?
Rụng tóc do thừa vitamin A:
Nếu nạp vào cơ thể quá 5000 IU vitamin A vào cơ thể mỗi ngày sẽ khiến cơ thể không hấp thụ được hết gây rối loạn hoạt động trao đổi chất dẫn đến hiện tượng tóc rụng nhiều.
Tóc rụng nhiều do bệnh lý
Hội chứng buồng trứng đa nang:
Tóc thưa cũng như rụng tóc nhiều là dấu hiệu phổ biến của hội chứng buồng trứng đa nang gây ra sự mất cân bằng nội tiết tố trong cơ thể. Việc giảm nội tiết tố androgen khi mắc hội chứng này đã làm giảm sự phát triển tóc mới, tác động đến chu kỳ kinh nguyệt, nếu không điều trị có thể gây vô sinh – hiếm muộn, ung thư tử cung,…
Suy giảm tuyến giáp:
Tuyến giáp có chức năng tiết ra kích thích tố tuyến giáp đóng vai trò quan trọng cho sự tăng trưởng và phát triển của cơ thể, bao gồm cả mái tóc. Tuyến giáp kém không sản xuất đủ hormone sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển và kết cấu của tóc trên da đầu cũng như lông mày và lông trên cơ thể nên khi tuyến giáp hoạt động kém sẽ gây rụng tóc.
Tóc rụng nhiều là do bệnh gì?
Bệnh Lupus:
Trong thực tế, tóc mỏng, tóc rụng thường là một trong những dấu hiệu đầu tiên của bệnh lupus khiến tóc trở nên khô, giòn và thô và dễ gãy rụng.
Các bệnh về da đầu:
Các bệnh da liễu dễ mắc phải ở da đầu như nấm, vảy nến, á sừng,… khiến da đầu bị viêm, làm thay đổi cấu trúc của tóc, làm bít lỗ chân lông khiến chân tóc bị bít lại, tóc rụng nhiều và không thể mọc lại.
Tóc rụng nhiều là do bệnh gì?
Hãy để chuyên gia mách bạn cách trị rụng tóc nhiều hiệu quả chỉ trong vài ngày bằng cách nhấp vào khung chat bên dưới.
Sau khi tóc rụng thì tóc mới sẽ mọc lên nhanh chóng để thay thế là một chu kỳ bình thường. Tuy nhiên, điều đó sẽ trở thành bất thường nếu tóc bạn bị rụng quá nhiều, liên tục và bất cứ khi nào.
Dấu hiệu của rụng tóc nhiều
Chúng ta cần điều trị ngay nếu tóc xuất hiện một trong các dấu hiệu sau: rụng trên 100 sợi một ngày, rụng tóc nhiều và liên tục trong vòng lâu hơn một năm, tóc thưa thớt ở nữ hoặc tóc rụng từng mảng, gây hói đầu ở nam. Tóc con mọc lên quá ít, yếu, mềm, mảnh, xoăn… hoặc không có tóc con mọc lên.
Nên đến cơ sở chuyên khoa để điều trị sớm
Khi nhận thấy bản thân có những dấu hiệu kể trên thì người bệnh nên nhanh chóng đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám, tìm ra nguyên nhân cụ thể, từ đó có cách điều trị phù hợp.
Bên cạnh việc điều trị của bác sĩ, người bệnh rụng tóc nhiều nên chú ý lại chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt của bản thân để quá trình điều trị đạt hiệu quả nhất, cụ thể như:
Không nên nhuộm tóc, uốn tóc, duỗi tóc quá nhiều lần vì dễ làm cho tóc dòn, dễ gãy và làm tăng gánh nặng cho tóc.
Tránh stress, loại bỏ phiền muộn, có tâm lý thoải mái, dinh dưỡng cân bằng, ngủ đủ giấc, tạo thói quen và tinh thần tốt cũng góp phần làm cho mái tóc khỏe, đẹp hơn.
Gội đầu và dưỡng tóc một cách khoa học cho dù loại dầu gội đầu nào cũng nên tránh để tiếp xúc với da đầu, do vậy, phải rửa sạch sau khi gội đầu bởi vì bụi bẩn hoặc dầu gội còn sót lại sẽ làm tắc lỗ chân lông, ảnh hưởng tới sự tuần hoàn nuôi dưỡng tóc.
Chải đầu thường xuyên và đúng cách vừa làm sạch tóc lại kích thích da đầu, thúc đẩy tuần hoàn, tăng nuôi dưỡng cho tóc làm tóc mọc nhanh hơn. Cần lưu ý hướng chải đầu phải chải ngược với hướng tóc chứ không phải xuôi theo theo chiều rủ xuống của tóc.
Tóc đỉnh đầu và tóc phía sau nên cúi đầu thấp chải từ chân tóc, như thế không làm hư tóc, lại kích thích da đầu làm tóc mọc nhanh và mịn. Trong khi gội đầu nên massage tóc để kích thích mao mạch và mao nang thúc đẩy tóc nhanh mọc.
Hi vọng những chia sẻ trên đây có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về căn bệnh rụng tóc, cũng như những lưu ý khi gặp phải.
Nếu cần giải đáp thêm về địa chỉ - phương pháp – chi phí điều trị rụng tóc lâu năm, hãy nhấp ngay vào khung chat bên dưới để được tư vấn miễn phí.
* Lưu ý: hiệu quả của việc hỗ trợ điều trị còn tùy thuộc vào cơ địa mỗi người.