Hiện tại đang có 64 bệnh nhân đang đồng thời tư vấn,11 bác sĩ đang bận, 1 bác sĩ đang chờ tin nhắn
Viêm da cơ địa được đặc trưng bởi tình trạng ngứa ngáy dai dẳng, da nổi mẩn đỏ, bong tróc, nứt nẻ,…. Viêm da cơ địa có nguy hiểm không, có thể tự khỏi không là nỗi băn khoăn, thắc mắc của nhiều người khi không may mắc phải căn bệnh này. Cùng theo dõi những thông tin chia sẻ từ phía chuyên gia da liễu trong bài viết sau để có câu trả lời chính xác nhất.
Viêm da cơ địa là một loại viêm nhiễm ở da, nguyên nhân gây bệnh thường là do cơ địa nhạy cảm với các dị nguyên từ môi trường bên ngoài (dị ứng thời tiết, chất tẩy rửa, xà phòng,…) hoặc do xuất phát từ yếu tố di truyền. Bệnh được đặc trưng bởi tình trạng da viêm đỏ, tróc vảy, dày sừng, nứt nẻ, chảy dịch, ngứa ngáy,… gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và làm mất thẩm mỹ cho làn da.
Ngoài ra, viêm da cơ địa là bệnh mãn tính kéo dài trong nhiều năm, nếu điều trị sai cách, lạm dụng thuốc điều trị có coticoid sẽ dẫn đến tình trạng teo da, da đỏ toàn thân, thường xuyên có cảm giác ngứa dưới da,…
Trả lời về vấn đề bệnh viêm da cơ địa có tự khỏi không? Có nguy hiểm không? Bác sĩ Nguyễn Hoàng Anh, bác sĩ CKI – khoa Da Liễu Phòng khám Đa khoa Âu Á cho biết: Bệnh viêm da cơ địa không thể tự khỏi, ngược lại nếu không được phát hiện sớm và điều trị theo chỉ định của bác sĩ thì tình trạng viêm sẽ ngày càng chuyển biến nặng.
Từ đó người bệnh có nguy cơ đối mặt với những biến chứng vô cùng nguy hiểm như:
► Nhiễm trùng da: Vùng da bị bệnh có thể bị tổn thương do người bệnh gãi nhiều và gây ra các vết nứt, lở loét. Từ đó tạo điều kiện để vi khuẩn xâm nhập gây viêm, nhiễm trùng. Trong trường hợp da bị bội nhiễm thêm vi rút gây hội chứng eczema herpetium khá nặng, khiến người bệnh có thể bị sốt, mệt mỏi, mụn nước nổi trên bề mặt da, tổn thương nội tạng, thậm chí có thể tử vong.
► Viêm da thần kinh mạn tính: Viêm da cơ địa có thể biến chứng thành viêm da thần kinh mạn tính với các biểu hiện: da có vảy và ngứa dai dẳng, người bệnh càng gãi càng ngứa. Từ đó khiến vùng da dễ bị tổn thương, dày sừng, đổi màu.
► Để lại sẹo xấu: Nếu viêm da cơ địa tái đi tái lại nhiều lần có thể gây khô da, da nứt nẻ, chảy máu, nổi ban. Vùng da bị viêm lâu ngày sẽ để lại sẹo thâm, ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ, khiến người bệnh tự ti trong giao tiếp.
Biến chứng không thể xem thường của viêm da cơ địa
► Rối loạn giấc ngủ: Tình trạng ngứa do viêm da khiến người bệnh chỉ muốn cào gãi liên tục. Điều này làm ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ, lâu dần khiến sức khỏe suy giảm.
► Ảnh hưởng đến mắt: Nếu bị viêm da cơ địa vùng xung quanh mắt, người bệnh không chỉ khó chịu vùng da quanh mắt mà còn có thể gây biến chứng cho mắt, viêm mí mắt, viêm kết mạc.
Như vậy, có thể thấy những ảnh hưởng mà bệnh viêm da cơ địa gây ra là không hề nhỏ. Để tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra, người bệnh nên chủ động thăm khám sớm tại cơ sở y tế uy tín ngay khi xuất hiện các triệu chứng bệnh. Tuyệt đối không nên chủ quan tự ý mua thuốc về điều trị tại nhà hoặc áp dụng theo các phương pháp dân gian truyền miệng chưa được kiểm chứng. Bởi điều này có thể khiến bệnh chuyển biến nặng hơn, gây khó khăn và tốn kém cho việc điều trị về sau.
Chia sẻ vấn đề bạn đang gặp phải với bác sĩ chuyên khoa bằng cách nhấp vào KHUNG CHAT bên dưới để được hỗ trợ tư vấn nhanh (MIỄN PHÍ – BẢO MẬT).
Mục đích của việc điều trị viêm da cơ địa là giảm viêm, giảm ngứa và ngăn chặn các cơn bùng phát của bệnh trong tương lai và hạn chế các biến chứng mà bệnh có thể gây ra.
Các loại thuốc thường được dùng trong điều trị viêm da cơ địa có thể kể đến như:
– Thuốc chống ngứa: Dùng để bôi vào vùng da bị bệnh để giảm cảm giác ngứa. Tuy nhiên, nếu bệnh nhân bị ngứa quá nặng và ảnh hưởng đến sinh hoạt thì cần đến những loại thuốc kháng histamin, thuốc chống dị ứng theo đơn của bác sĩ.
– Kem dưỡng ẩm: Kết hợp với kem chống ngứa làm giảm triệu chứng khô da, làm mềm da, nhất là vào những thời điểm thời tiết lạnh, da dễ bị khô, ngứa và nứt nẻ.
– Thuốc kháng viêm: Có tác dụng giảm viêm tại chỗ giúp da đỡ mẩn đỏ, giảm sưng và ngứa. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc cần có hướng dẫn của bác sĩ vì nếu dùng trong thời gian dài có thể làm đổi màu da, mỏng da, mọc lông,…
Các loại thuốc bôi ngoài da có tác dụng làm giảm ngứa, kháng viêm
– Kháng sinh: Trong trường hợp người bệnh có nhiễm trùng da thì quá trình điều trị cần bổ sung thêm kháng sinh trong một thời gian ngắn để điều trị nhiễm trùng. Đồng thời, nếu vết thương hở và chảy dịch, người bệnh cần đắp gạc, vệ sinh và thay băng mỗi ngày để tránh bội nhiễm.
– Quang tuyến trị liệu: Phương pháp này cũng đã cho thấy những kết quả tích cực, điều chỉnh các rối loạn trong và ngay dưới cấu trúc da bằng sóng ánh sáng quang học.
Ngoài ra, để quá trình điều trị đạt hiệu quả cao, người bệnh nên hạn chế tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh, hạn chế tắm nước nóng, giữ vệ sinh da sạch sẽ, nhất là sau khi hoạt động ngoài trời, đổ nhiều mồ hôi.
Tại khu vực TP.HCM Phòng Khám Da Liễu Âu Á được biết đến là một trung tâm chuyên điều trị bệnh viêm da cơ địa, với đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm kết hợp với phương pháp hỗ trợ điều trị bệnh đa dạng, hiện đại sẽ giúp bệnh nhân nhanh chóng phục hồi sức khỏe.
Mọi thông tin chi tiết đăng ký khám chữa bệnh hoặc tư vấn giải đáp thắc mắc về bệnh viêm da cơ địa, bệnh nhân vui lòng gọi đến (028) 7308 8189, hoặc nhanh hơn bằng cách nhấp vào BẢNG TƯ VẤN để có thể trao đổi trực tiếp với các bác sĩ chuyên khoa.
* Lưu ý: hiệu quả của việc hỗ trợ điều trị còn tùy thuộc vào cơ địa mỗi người.